Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Zoom bị kiện vì gửi dữ liệu cho Facebook

Sau rắc rối liên quan đến việc gửi dữ liệu người dùng cho Facebook , Zoom đã chính thức xin lỗi và tung ra bản cập nhật mới. Đến ngày 30/3, một đơn khiếu kiện đã được gửi Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog lên toà án California cáo buộc Zoom không bảo vệ thông tin người dùng.

"Sau khi cài đặt hoặc sau mở ứng dụng, Zoom sẽ thu thập thông tin cá nhân của người dùng và chia sẻ chúng với bên thứ ba, bao gồm cả Facebook mà không thông báo. Ứng dụng đang xâm phạm quyền riêng tư của hàng triệu khách hàng", cáo buộc viết.

Business Insider đã liên hệ đại diện Zoom nhưng chưa nhận được phải hồi.

Ngày càng nhiều người dùng Zoom để học tập, làm việc trong bối cảnh Covid-19 bùng phát. Ảnh: Mashable.

Ngày càng nhiều người dùng Zoom để học tập, làm việc trong bối cảnh Covid-19 bùng phát. Ảnh: Mashable.

Vụ kiện bắt nguồn từ việc nhà nghiên cứu về quyền riêng tư Pat Walshe phát hiện ứng dụng Zoom Cloud Meetings trên iOS gửi thông tin về kiểu máy, múi giờ, tỉnh/thành phố, nhà mạng... tới Facebook mà không cho người sử dụng biết. "Với dữ liệu này, các công ty truyền thông hoàn toàn có thể nhận biết được thông tin khách hàng và cá nhân hóa quảng cáo", Pat Walshe phân tích.

Theo Walshe, hành vi này "gây sốc" bởi trong các điều khoản sử dụng của mình, Zoom không đề cập tới việc gửi dữ liệu cho Facebook mà chỉ nhắc tới việc "một số đối tác, như Google và Google Analytics, sẽ tự động thu thập thông tin người dùng", nhưng không nói sẽ chuyển dữ liệu cho Facebook. Theo một số nhà nghiên cứu, sự việc được đánh giá nghiêm trọng bởi chúng liên quan đến Facebook, mạng xã hội từng dính nhiều bê bối liên quan tới quyền riêng tư.

Zoom xác nhận việc ứng dụng gửi dữ liệu đến Facebook, nhưng cho rằng đây là điều nằm ngoài ý muốn. Sau đó hãng phát hành bản cập nhật trên iOS, xoá bỏ các đoạn mã cho phép Facebook thu thập thông tin.

Vụ kiện diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu của Zoom đang tăng vọt trong những tuần gần đây. Nhu cầu học, làm việc từ xa buộc người dùng phải tìm đến các ứng dụng online khi Covid-19 hoành hành.

Khương Nha (theo Business Insider )

Người "tiền nhiệm" của Xuân Trường và 2 đường cầu vồng làm ngạc nhiên cả châu Á

Loạt bài "90 phút phi thường" là nơi để người hâm mộ cùng nhớ lại những màn trình diễn xuất sắc, ghi lại dấu ấn đậm nét của các tuyển thủ Việt Nam, từ các đàn anh như Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Công Vinh, Thành Lương... đến những Quang Hải, Công Phượng, Đoàn Văn Hậu...

Nếu không đóng vai trò nước đồng chủ nhà, ĐT Việt Nam có lẽ không đủ sức vượt qua vòng loại Asian Cup 2007. Và khi VCK cận kề, kỳ vọng mà HLV Alfred Riedl dành cho học trò cũng không cao do chuỗi thành tích đáng buồn trước đó.

Đáng ngại hơn, Việt Nam rơi trúng bảng đấu cùng với 3 nhà vô địch: Nhật Bản - ĐKVĐ Asian Cup, Qatar - ĐKVĐ Asiad và UAE - ĐKVĐ Cúp Vùng vịnh. Để giành được 1 chiến thắng cũng không dễ chút nào chứ chưa nói đến chuyện cạnh tranh vé đi tiếp.

Trận mở màn, Việt Nam đối đầu với UAE. Bên kia chiến tuyến, đối thủ được dẫn dắt bởi HLV Bruno Metsu - người từng đưa Senegal vào tứ kết World Cup. Trong đội hình còn có Marta, Quả bóng vàng U20 World Cup 2003.

Người tiền nhiệm của Xuân Trường và 2 đường cầu vồng làm ngạc nhiên cả châu Á - Ảnh 2.

HLV Afred Riedl "bắt bài" được UAE

Tuy nhiên, nhờ nghiên cứu kỹ càng cách chơi của UAE và đưa ra sách lược hợp lý, HLV Afred Riedl đã giúp ĐT Việt Nam tạo ra thế trận không hề lép vế. Đoàn quân áo đỏ chủ động phòng ngự chặt, cố gắng bọc lót cho nhau để chống lại đối thủ có ưu thế về thể hình và tốc độ. Mỗi khi có bóng, Việt Nam thường tổ chức phản công cực nhanh nhờ các tiền vệ cánh và tiền đạo cơ động.

Thế trận giằng co kéo dài đến giữa hiệp hai, cho tới khi Minh Phương lên tiếng. Phút 64, Huỳnh Quang Thanh cắt được bóng ở giữa sân. Anh lập tức đẩy bóng cho Minh Phương rồi bất ngờ tăng tốc hướng thẳng vào vòng cấm địa.

Minh Phương xoay người, chỉ cần nửa giây suy nghĩ trước khi bấm bóng vòng qua sau lưng các hậu vệ UAE, rơi xuống ngay trước vòng cấm địa. Thanh Bình là người dứt điểm đầu tiên, nhưng cú sút không trúng bóng. Và Quang Thanh sau quãng nước rút dài hàng chục mét bất thình lình có mặt để sút tung lưới.

Một pha phối hợp quá đột biến và xuất sắc của ĐT Việt Nam. Hàng thủ UAE hoàn toàn không thể ngờ rằng người chốt hạ lại không phải những tiền đạo mà là một hậu vệ cánh như Quang Thanh.

Người tiền nhiệm của Xuân Trường và 2 đường cầu vồng làm ngạc nhiên cả châu Á - Ảnh 3.

Minh Phương nổi tiếng với những đường chuyền vượt tuyến sắc sảo

Bàn thắng thứ hai tiếp tục là khoảnh khắc thiên tài của Minh Phương. Cầm bóng ở vòng tròn giữa sân, tiền vệ người Bình Phước phất một đường chuyền dài đẹp như tranh vẽ, loại bỏ hoàn toàn hàng thủ UAE, đưa Công Vinh vào thế đối mặt với thủ môn. Công Vinh dĩ nhiên không thể bỏ lỡ cơ hội ngon ăn như vậy, khéo léo lốp bóng qua đầu thủ thành Nasser để ấn định tỉ số 2-0.

Chiến thắng của ĐT Việt Nam đã khiến cả giải đấu ngạc nhiên. Hóa ra, 4 nước đồng chủ nhà đến từ Đông Nam Á hoàn toàn đủ sức làm nên chuyện chứ không chỉ cam phận "làm nền".

Pha kiến tạo của Minh Phương cho Công Vinh tại chung kết AFF Cup 2008 gặp Thái Lan thực ra là một tình huống phối hợp... lỗi. Đúng như kế hoạch, Công Vinh hút người và Minh Phương cần chuyền cho Việt Thắng. Nhưng bóng lại tìm đến cái đầu của Công Vinh và phần còn lại là lịch sử.

Một năm sau Asian Cup, Minh Phương tiếp tục kiến tạo cho Công Vinh ghi một bàn thắng lịch sử khác, đưa Việt Nam vô địch AFF Cup 2008. Anh vẫn luôn được nhắc đến như một trong những tiền vệ xuất sắc nhất nhất của đội tuyển.

Hình ảnh của Minh Phương sau này được tái hiện phần nào ở Xuân Trường , đặc biệt là ở những đường chuyền bóng tinh tế và các pha sút phạt hiểm hóc.

Việt Nam 2-0 UAE Asian Cup 2007 (Video: BLV Quang Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog Huy)



Củng cố hồ sơ xử lý bệnh nhân 178 khai không trung thực khiến 12 y bác sĩ phải cách ly

Tối 31/3, ông Nguyễn Mạnh Hoạt, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cho biết, huyện đã chỉ đạo công an cùng cấp củng số hồ sơ xử lý hành vi khái báo y tế không trung thực của nữ bệnh nhân số 178.

Ông Hoạt nói, hành vi khai báo "vòng vo" của nữ bệnh nhân đã khiến 12 cán bộ y bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ, cùng 8 bệnh nhân khác phải cách ly.

Hiện sức khỏe của họ đều ổn định, ngành y tế đã lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và chờ kết quả.

Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa huyện trong vài ngày gần không thể đón tiếp bệnh nhân mới, chỉ điều trị các bệnh nhân cũ nhập viện trước thời điểm phát hiện ca bệnh.

"Chúng tôi đã chỉ đạo các Trạm y tế các xã trên địa bàn chủ động đón tiếp bệnh nhân, thành lập phòng khám đa khoa di động để chữa bệnh tạm thời cho bệnh nhân mới ngay giữa trung tâm huyện", ông Hoạt nói.

Nhắc lại thời điểm mới tiếp nhận nữ bệnh nhân số 178 , ông Hoạt bảo phải rất nhiều lần truy hỏi, cuối cùng nữ bệnh nhân mới chịu khai nhận trở về từ Bệnh viện Bạch Mai.

"Bà ấy ‘quay nhiều vòng’, đến 9h sáng hôm sau mới nhận về từ Bạch Mai, ngay sau khi bà ấy thừa nhận chúng tôi đã tổ chức lập biên bản ngay tại chỗ. Tiến hành cách ly, lấy mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm, cho phun khử trùng toàn bộ khu vực bệnh viện", ông Hoạt thông tin thêm.

Còn theo báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thái Nguyên, sau khi tỉnh có ca dương tính đầu tiên (bệnh nhân số 178) qua rà soát, thống kê đã xác định 47 trường hợp F1; 282 trường hợp F2 và 536 trường hợp F3.

Hiện, các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân số 178 đều đang được cách ly tập trung tại các cơ sở y tế; các trường hợp Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog F2, F3 thực hiện cách ly theo quy định.

Ngoài ra có 513 trường hợp điều trị nội trú, ngoại trú, đi học tập hoặc thăm thân tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3 đến 28/3 đã được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm.

Công an tỉnh Thái Nguyên cũng tăng cường các lực lượng rà soát, xác minh các trường hợp phải khai báo y tế theo các thông báo khẩn của Bộ Y tế, đồng thời, chỉ đạo Công an huyện Đại Từ hoàn thiện hồ sơ để xử lý nghiêm trường hợp bệnh nhân số 178 để răn đe, giáo dục chung trong cộng đồng.

Trước đó, sáng sớm 29/3, Bộ Y tế công bố ca bệnh số 178 là nữ, 44 tuổi, trú xã Phú Thịnh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Nữ bệnh nhân này làm việc cho công ty Trường Sinh, đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đồ ăn cho Bệnh viện Bạch Mai.

Hiện theo thông kê từ Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai có tổng số 34 ca dương tính Covid-19 , trong đó có 23 ca là nhân viên của công ty Trường Sinh. Ngày 30/3, Cơ quan chức năng cũng nhận định nguồn lây nhiễm Covid-19 trong Bệnh viện Bạch Mai không xuất phát từ y bác sĩ, mà từ nhân viên của Công ty cung cấp dịch vụ này.

Doanh nghiệp triển khai quỹ hỗ trợ tài xế công nghệ, nếu mắc Covid-19 hoặc phải cách ly vẫn nhận 50% thu nhập

Theo thông báo mới nhất được Bộ Y tế cập nhật lúc 7h sáng 31/3, trên toàn thế giới hiện ghi nhận 784.005 người mắc Covid-19, 37.778 người trong số đó đã tử vong vì đại dịch này. Tại Việt Nam hiện cũng đã ghi nhận 204 ca bệnh, trong đó có 55 người đã được điều trị khỏi. Cho tới hiện tại, dịch bệnh vẫn còn những diễn biến hết sức khó lường Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog và phức tạp, kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng tiêu cực tới mọi mặt đời sống, mọi thành phần xã hội, mọi ngành nghề.  

Doanh nghiệp triển khai quỹ hỗ trợ tài xế công nghệ, nếu mắc Covid-19 hoặc phải cách ly vẫn nhận 50% thu nhập - Ảnh 1.

Nhằm góp phần cùng cả nước chung tay trong "cuộc chiến Covid-19", BAEMIN - ứng dụng giao đồ ăn nhanh vừa triển khai một chương trình dành cho các đối tác tài xế của hãng, hỗ trợ đối tác tài xế vượt qua những khó khăn mùa dịch.

Cụ thể, chương trình của BAEMIN có tên "Hỗ trợ Giảm nhẹ hậu quả Covid-19" với quỹ hỗ trợ lên tới hơn 1 tỷ đồng. Theo quy định của chương trình này, các đối tác tài xế sẽ được hãng hỗ trợ 50% thu nhập trong 14 ngày gần nhất (tối đa 2.000.000 VND) nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:

- Có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 (mắc Covid-19).

- Có tên trong danh sách được yêu cầu cách ly tập trung hoặc yêu cầu tự cách ly theo quyết định của Cơ quan Y tế/ Ủy ban Nhân dân các cấp do ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19.

Động thái này của BAEMIN thể hiện nỗ lực của hãng trong việc chung tay với các đối tác tài xế nói riêng, cũng như cả nước trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. 

Tiên Nguyễn chính thức hết bệnh và về nhà: 'Hy sinh cho con là cha mẹ, mở rộng vòng tay đón con trở về là Việt Nam'

Những ngày vừa qua, dịch bệnh Covid-19 đã có những diễn biến phức tạp khiến đông đảo người dân quan tâm. Giữa thời điểm nhạy cảm, tin vui Tiên Nguyễn - em chồng Hà Tăng cũng là con gái của vợ chồng tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn nhận kết quả âm tính với virus corona sau thời gian dài điều trị khiến nhiều người vô cùng an tâm. 

Được biết, con gái "vua Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn đã được các y bác sĩ tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM chăm sóc ân cần.

Mới đây, Tiên Nguyễn chia sẻ tin vui khỏi bệnh và được xuất viện về nhà trên Instagram cá nhân với nội dung như sau:

Hôm nay Tiên đã hết bệnh và được xuất viện!

Sinh con ra, lo lắng và hy sinh cho con lúc bình yên cũng như sóng gió là cha mẹ.

Mở rộng vòng tay đón con trở về trong lúc hoạn nạn là quê hương, là tổ quốc Việt Nam.

Cứu con, chữa trị và chăm sóc con qua cơn bạo bệnh là các y bác sĩ và điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM.

Con xin tri ân và trân trọng cám ơn.

Tiên cũng xin chân thành cám ơn bạn bè người thân và những người yêu mến Tiên đã theo dõi và động viên tinh thần Tiên suốt thời gian qua!

Tiên sẽ chính thức quản lý quỹ từ thiện của tập đoàn, và mong rằng những nhà hảo tâm trong và ngoài nước cùng chung tay góp sức với Tiên làm nhiều việc ý nghĩa cho cộng đồng.

Rất nhiều bạn bè, dân mạng đã để lại bình luận chúc mừng Tiên Nguyễn và mong cô sẽ hoàn thành xuất sắc trong vai trò mời để đóng góp cho cộng đồng.

Tiên Nguyễn chính thức hết bệnh và về nhà: Hy sinh cho con là cha mẹ, mở rộng vòng tay đón con trở về là Việt Nam - Ảnh 2.

Tiên Nguyễn nở nụ cười khi nhận được kết quả âm tính Covid-19 sau thời gian điều trị.

Hơn 850.000 người nhiễm nCoV toàn cầu

Thế giới ghi nhận 854.612 ca nhiễm nCoV và 42.044 người chết tại 202 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng lần lượt 72.578 và 4.435 ca so với 24 giờ trước. Italy là nước báo cáo số ca tử vong lớn nhất với 12.428 người.

Mỹ đến nay ghi nhận 188.172 ca nhiễm và 3.873 ca tử vong, tiếp tục là vùng dịch lớn nhất thế giới, theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins. Như vậy, số ca tử vong vì nCoV tại Mỹ đã vượt Trung Quốc, nơi đang ghi nhận 3.305 người chết do dịch bệnh.

Tại bang New York, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, Thống đốc Andrew Cuomo đã phải lên tiếng kêu gọi hỗ trợ y tế khẩn cấp trong bối cảnh số người chết do nCoV tại đây đã vượt 1.500.

Nhân viên y tế chuyển một bệnh nhân nghi nhiễm nCoV xuống khỏi xe cứu thương tại St Thomas ở London ngày 31/3. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế chuyển một bệnh nhân nghi nhiễm nCoV xuống khỏi xe cứu thương tại St Thomas ở London ngày 31/3. Ảnh: AFP.

Tổng thống Donald Trump hôm 30/3 cảnh báo 30 ngày tới là thời gian thách thức và cũng là 30 ngày rất quan trọng. Ông sẽ kéo dài chính sách "cách biệt cộng đồng" đến ngày 30/4 do lo ngại đỉnh dịch tại Mỹ có thể không đến trong hai tuần nữa.

Italy phát hiện thêm 4.035 ca nhiễm mới và 837 người tử vong, tổng số người nhiễm và chết đến nay lần lượt là 105.792 và 12.428. Tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Italy là gần 12%, mức cao nhất thế giới và gấp hơn hai lần tỷ lệ tử vong toàn cầu, theo Worldometer, trang web cập nhật số liệu Covid-19 thời gian thực.

Chính phủ Italy đã ban lệnh phong tỏa chưa từng có từ ba tuần trước nhằm ngăn nCoV lây lan, sau đó quyết định kéo dài biện pháp trên ít nhất tới giữa tháng 4. Hầu hết doanh nghiệp phải đóng cửa, khiến nền kinh tế Italy có nguy cơ rơi vào suy thoái nặng nề nhất trong nhiều thập kỷ.

Các cửa tiệm và nhà hàng dự kiến sẽ ngừng hoạt động ít nhất đến tháng 5. Không quan chức nào dám đưa ra dự đoán về thời điểm cuộc sống của người dân có thể trở lại bình thường.

Tây Ban Nha xác nhận thêm 7.967 ca nhiễm và 748 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết lên lần lượt 95.923 và 8.464, vượt qua Trung Quốc để trở thành vùng dịch lớn thứ ba thế giới.

Tây Ban Nha tự hào vì sở hữu một trong những hệ thống y tế hàng đầu, thậm chí từng được xếp hạng quốc Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog gia khỏe mạnh nhất thế giới, theo nghiên cứu Bloomberg công bố năm ngoái. Tuy nhiên, hình tượng này đã bị Covid-19 "xô đổ", với một loạt vấn đề như thiếu bệnh viện, giường chăm sóc đặc biệt, kit xét nghiệm và thiết bị y tế cơ bản.

Madrid đang tìm cách tăng cường xét nghiệm, thu thập nguồn kit từ khắp nơi trên thế giới, với mục tiêu xét nghiệm 50.000 người/ngày, thay vì mức 20.000 hiện nay. Giới chức cũng đặt hàng số vật tư trị giá hàng triệu USD nhằm cung cấp cho hệ thống y tế đang bên bờ vực sụp đổ.

Đức ghi nhận thêm 4.923 ca nhiễm và 130 ca tử vong, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 71.808 và 775. Là vùng dịch lớn thứ ba châu Âu, sau Italy và Tây Ban Nha, song tỷ lệ tử vong ở Đức chỉ 1%.

Ngoài ban hành quy định về hạn chế đi lại để ngăn dịch, chính quyền Đức còn áp dụng mô hình xét nghiệm diện rộng như Hàn Quốc nhằm xác định và cách ly sớm người bị nhiễm. Thủ tướng Angela Merkel, 65 tuổi, hôm 29/3 cho kết quả âm tính nCoV lần ba. Bà tự cách ly tại căn hộ ở Berlin một tuần qua sau khi tiếp xúc với bác sĩ nhiễm nCoV.

Anh đến nay báo cáo 25.150 ca nhiễm nCoV, 1.789 ca tử vong, tăng lần lượt 3.009 và 381 ca so với một ngày trước đó. Trong số các ca nhiễm có Thái tử Charles , Thủ tướng Boris Johnson Bộ trưởng Y tế Matt Hancock .

Sau thời gian bị chỉ trích vì thiếu quyết liệt trong chống dịch, Thủ tướng Anh hôm 23/3 ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc nhằm ngăn nCoV, động thái chưa từng được thực hiện từ sau Thế chiến II. Tuy nhiên, nhiều người Anh vẫn tỏ ra thờ ơ với lệnh phong tỏa, tiếp tục tụ tập đông người và tổ chức các buổi tiệc tùng khiến cảnh sát phải giải tán.

Tại châu Á, Iran tiếp tục là vùng dịch lớn thứ hai khu vực, sau Trung Quốc, với 44.605 ca nhiễm và 2.898 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 3.110 ca nhiễm và 141 trường hợp tử vong. Chính phủ Iran cảnh báo dịch bệnh có thể kéo dài thêm vài tháng và khiến hơn 10.000 người thiệt mạng.

Hàn Quốc hôm nay ghi nhận 101 ca nhiễm mới, giảm nhẹ so với 125 ca ngày hôm qua, nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 9.887, đánh dấu ngày thứ 20 liên tiếp số ca nhiễm mới tại nước này chỉ xoay quanh 100. Số ca tử vong là 165, tăng ba ca.

Bắt đầu từ 1/4, tất cả người nhập cảnh vào Hàn Quốc đều sẽ phải cách ly hai tuần. Đây là một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn các ca nhiễm mới "nhập ngoại".

Iran đã đóng cửa trường học, hủy các buổi lễ cầu nguyện, đóng cửa quốc hội cũng như các địa điểm hành hương lớn của người Hồi giáo Shiite. Tổng thống Hassan Rouhani hôm qua cho biết chính quyền sẽ đóng cửa các công viên trên toàn quốc vào ngày 1/4, nhằm ngăn chặn những buổi dã ngoại gia đình thường diễn ra để đánh dấu ngày thứ 13 của kỳ nghỉ Tết Ba Tư. Ông kêu gọi người dân "thực hiện truyền thống vào lúc khác", nhấn mạnh ai vi phạm sẽ bị trừng phạt.

Tại Đông Nam Á , Malaysia là vùng dịch lớn nhất với 2.766 ca nhiễm và 43 người chết. Indonesia là vùng dịch chết chóc nhất khu vực với 136 người chết trong 1.528 người nhiễm, tỷ lệ tử vong gần 9%.

Nhiều chuyên gia lo ngại hệ thống y tế Indonesia có nguy cơ "sụp đổ" do thiếu giường bệnh, nhân viên y tế và các cơ sở chăm sóc đặc biệt nếu số ca nhiễm tiếp tục tăng.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về sức khỏe cộng đồng do Covid-19 và thông báo biện pháp hỗ trợ người thu nhập thấp, bao gồm tăng cường phúc lợi xã hội, hỗ trợ lương thực, giảm giá điện và miễn thuế.

Vũ Hoàng (Theo Worldometer , AFP , Reuters )

Giải tỏa áp lực tài chính để người dân an tâm chống dịch

(Bài Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.)

Thủ tướng yêu cầu cách ly xã hội trên toàn quốc , không tập trung quá hai người nơi công cộng, từ 0h ngày 1/4 và kéo dài trong 15 ngày theo nguyên tắc "gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh".

Việc chống dịch như chống giặc được đông đảo người dân ủng hộ. Tuy nhiên, việc thực hiện hiện nay đa phần là trông chờ vào ý thức của từng cá nhân. Vẫn còn đâu đó rất nhiều cá nhân, tổ chức xem thường hoặc cố tình làm trái với chỉ thị. Phải chăng những việc làm ấy còn tồn tại chính vì việc chế tài của pháp luật chưa đủ sức răn đe. Và cũng chính từ việc không đủ sức răn đe ấy khiến cho việc chống dịch càng trở nên phức tạp hơn.

Cần có biện pháp mạnh tay đối với những người cố tình vi phạm

Trước đây, khi tình hình dịch bệnh ở việt Nam dường như sắp chạm vào mốc thành công khi chúng ta sắp công bố là đã thành công phòng chống dịch thì bệnh nhân thứ 17 xuất hiện đã làm thay đổi mọi thứ. Và rồi tiếp sau đó là những trường hợp khác. Đa phần họ là những người có điều kiện kinh tế tốt, được đi du lịch, du học và trong đó có cả người là lãnh đạo của công ty. Tuy nhiên ý thức của họ đã khiến cho công cuộc chống dịch trong nước gần như đi vào vỡ trận. Nếu không nhờ vào sự chuẩn bị và tinh thần cảnh giác cao của các cơ quan thì có lẽ bây giờ tình hình đã khác. Nhưng bao nhiêu người trong số họ đã bị xử lý? Hay chỉ là vận động và rồi lại trông chờ ý thức.

Nỗi lo Đông Nam Á 'vỡ trận' như châu Âu

Những người nhập cảnh tìm cách khai gian để không bị cách ly. Việc trông chờ vào ý thức của cá nhân khi ấy vô tình khiến cho việc lần theo hành trình của người đó vất vả. Giá như khi ấy chúng ta cứng rắn hơn, cách ly những người nhập cảnh và hạn chế nhập cảnh thì có thể diễn biến có phần khác.

Và rồi đến những người đang cách ly nhưng tìm cách trốn cách ly. Người thì chuẩn bị xuất cảnh, người thì chạy sang tỉnh thành khác. Không cần biết vì lí do gì nhưng việc đang cách ly mà trốn như vậy cần phải được xử lý nghiêm và nặng vì biết đâu trong số đó có người mang mầm bệnh đi lây lan.

Và rồi có nhiều người lợi dụng tình hình dịch bệnh mà đăng bài câu view. Chưa bàn tới mục đích là gì, chỉ riêng việc gây hoang mang dư luận cũng đáng bị xử lý.

Với việc đóng cửa các tụ điểm, hàng quán...với mục đích tránh sự lây lan virus. Rất nhiều nơi đã tự giác chấp hành nghiêm chỉnh. Có nơi vẫn mở cửa kinh doanh nhưng vì chưa nắm được tình hình nhưng khi được giải thích rõ thì đã nhanh chóng hợp tác ngay mà không cần chờ đợi. Rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, ở đâu đó, vẫn còn nhiều nơi cố tình phớt lờ lệnh đóng cửa. Vẫn tụ tập đông người như không có gì.

'Ở nhà trong hai tuần để dập tắt khi dịch còn là đốm nhỏ'

Mọi người khi ra đường hiện nay ngoài nón bảo hiểm thì khẩu trang là thứ không thể thiếu. Vừa bảo vệ bản thân vừa bảo vệ cộng đồng. Ấy vậy mà còn nhiều người ra đường không những không đeo khẩu trang mà còn khạc nhổ lung tung. Người đi sau hoặc xung quanh có bức xúc cũng không biết phải làm sao đành phải nuốt cục tức đó.

Người dân cả nước đang rất đồng lòng chống dịch

Từ việc chấp nhận thiệt hại kinh tế mà đóng cửa hàng quán, cơ sở kinh doanh. Từ việc hạn chế di chuyển, tự cách ly. Cho tới việc tự khai báo tình hình sức khỏe trên app y tế.

Các doanh nhân, nghệ sĩ, người nổi tiếng cũng liên tục có động thái đóng góp cho các cơ quan phòng chống dịch bệnh. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân cũng có động thái ủng hộ. Từ người cao tuổi cho tới các em nhỏ. Nhiều thành phần trong xã hội đã đồng lòng chung tay phòng chống dịch bệnh. Điều này thật đáng quý. Nó như luồng năng lượng tiếp thêm sức mạnh cho đất nước trong công cuộc chiến đấu với dịch bệnh.

Người dân luôn luôn có tinh thần hợp tác. Nhưng, làm sao để cho mọi người vững vàng ý chí để kề vai sát cánh cùng nhau chiến đấu với dịch bệnh? Đó là sự cảm thông và hỗ trợ lẫn nhau trong lúc khó khăn này. Kinh tế bị ảnh hưởng là chung của toàn cầu chứ không riêng cá nhân nào. Chỉ là lúc này, sự giàu nghèo càng được thể hiện rõ.

Bài học từ tỷ lệ tử vong thấp ở Đức

Khó khăn thì ai cũng có. Nhưng liệu có hiểu và cảm thông cho nhau không là chuyện khác. Ở đâu đó, các chủ nhà trọ, chủ cho thuê giảm tiền cho thuê hoặc miễn tiền thuê trong thời gian. Ở đâu đó, mạnh thường quân hỗ trợ cho những người đang gặp khó khăn. Nhưng cũng ở đâu đó, những chủ nhà trọ, chủ cho thuê không miễn giảm mà còn tăng tiền hoặc nhất quyết không cho nợ.

Ở đâu đó, những thành phần lợi dụng dịch bệnh lừa đảo bắt đầu tìm cách hoạt động mạnh hơn. Các trung tâm, cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng thì người đồng hành chia sẻ, thấu hiểu vẫn là người lao động, người làm thuê. Họ hỗ trợ doanh nghiệp, công ty bằng hình thức chấp nhận giảm tiền lương, nghỉ không lương....Họ đã đều hợp tác và chấp nhận rất nhanh.

Nhưng còn các đơn vị khác thì sao? Cứ có cảm giác dường như các đơn vị ấy vẫn bình chân như vại và theo kiểu "chưa nắm được thông tin". Điện, nước, internet là những cái mà ai cũng phải sử dụng. Không đi làm thì phải ở nhà. Ở nhà thì phải sử dụng dù có hạn chế cách mấy thì vẫn phải thừa nhận rằng lượng tiêu thụ vẫn tăng so với bình thường.

Kế đến là các tổ chức tín dụng, ngân hàng vẫn "bình chân như vại" tới ngày gọi điện nhắc nợ, đòi nợ và thậm chí là dọa kiện. Trong khi trước đó, tình hình dịch bệnh chưa có nghiệm trọng như bây giờ thì lãi suất tiết kiệm đã được giảm nhưng lãi suất cho vay thì tới giờ vẫn được trả lời là "chờ"!

Chiến thuật 'đánh giặc' Covid-19 của các nước

Thật sự phải mong chờ vào sự chỉ đạo của cơ quan chức năng, vào lòng tin của mọi người. Cái ý chí đó cần phải được tiếp thêm sức mạnh. Thử hình dung: Hàng ngày bị chủ cho thuê đòi tiền nhà. Mỗi ngày bị tổ chức cho vay gọi điện gây áp lực vì chưa đóng tiền. Chưa kể nếu điện, nước, internet bị cắt vì chưa đóng tiền được. Thì khi ấy sẽ ra sao? Mong rằng những viễn cảnh ấy sẽ không xảy ra.

Nếu vậy thì bây giờ mong các cơ quan chính quyền cần mạnh tay để có biện pháp ngăn sự lây lan của dịch bệnh. Không thể chỉ dừng ở mức tự giác hoặc vận động nữa mà cần cưỡng chế các trường hợp vi phạm.

Xin mạnh dạn đề xuất: Với phương án tìm và cách ly. Tiến hành khử khuẩn ở các địa phương. Mặc dù có tốn kém ban đầu nhưng khả năng ngăn chặn được sự lây lan sẽ cao hơn. Giúp việc chống virus sau này đỡ tốn kém và vất vả hơn.

Tiến hành tổ chức xét nghiệm nhanh lưu động tại các địa phương như Hà Nội đang tiến hành. Mạnh tay đóng cửa tạm thời các tụ điểm như quán bar, vũ trường, những nơi tập trung đông người.

Hai lối suy nghĩ về khẩu trang của người Á- Âu

Nếu địa phương nào để phát hiện những nơi này còn mở cửa kinh doanh thì những người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm. Hãy công bố đường đây nóng của mỗi địa phương một cách rộng rãi hơn. Mạnh tay xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm như: khai báo gian, trốn cách ly, đã cách ly nhưng vẫn cố tình nhận đồ từ bên ngoài, cố tình kinh doanh để tụ tập đông người, ra đường hay tới nơi công cộng không đeo khẩu trang, khạc nhổ bừa bãi ....

Cũng cần kiểm tra và xử lý cả những trường hợp được người dân phản ánh. Cần điều tiết giá cả mặt hàng lương thực hợp lý. Và yêu cầu các tổ chức tín dụng cần giãn nợ trong thời gian này. Khi áp lực kinh tế lúc này được giảm đáng kể thì người dân mới có thể yên tâm và đồng lòng hợp tác cùng chống dịch. Áp lực của người dân còn nặng thì sẽ còn nhiều trường hợp cố tình tìm cách vi phạm. Rất mong rằng tình hình dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi.

Chia sẻ bài viết của bạn cho mục Ý kiến tại đây .

Nguyễn Như Thông

Gần 12.500 người chết vì nCoV ở Italy

Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy hôm nay Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog cũng báo cáo 4.053 ca nhiễm nCoV mới, không chênh lệch nhiều so với con số 4.050 trường hợp một ngày trước. Với 5.974 ca nhiễm mới hôm 28/3 và 5.217 ca hôm 29/3, đường cong trên đồ thị ca nhiễm mới của Italy đang được "san phẳng".

Nhân viên một công ty môi trường khử trùng quảng trường Duomo tại Milan, Italy hôm 31/3. Ảnh: AFP.

Nhân viên một công ty môi trường khử trùng quảng trường Duomo tại Milan, Italy hôm 31/3. Ảnh: AFP .

Số người chết vì nCoV trong vòng một ngày tại Lombardy, vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Italy, đã giảm mạnh. Số ca nhiễm mới ở đây cũng giảm ba ngày liên tiếp, cho thấy tình hình đang cải thiện nhanh hơn những khu vực khác trong nước. Mặt khác, số người chết hàng ngày tại vùng Piedmont lân cận lại tăng mạnh so với hôm trước.

Chính phủ Italy cho biết thêm rằng 15.729 bệnh nhân Covid-19 trên toàn quốc đã hoàn toàn hồi phục, trong khi con số này hôm qua là 14.620. Số ca nhiễm nCoV đang được chăm sóc đặc biệt hiện nay là hơn 4.000.

Italy ghi nhận nhiều người chết vì nCoV nhất thế giới, chiếm khoảng 30% số ca tử vong toàn cầu. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán nước này đang tiến đến đỉnh dịch. Lệnh phong tỏa toàn quốc được áp dụng từ ba tuần trước sẽ có hiệu lực ít nhất tới giữa tháng 4.

Ánh Ngọc (Theo Reuters )

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4

Cách ly toàn xã hội trong nửa tháng để phòng chống Covid-19

Dù chưa có lệnh phong toả, nhưng nhiều tuyến phố ở thủ đô Hà Nội nhiều ngày qua đã vắng người đi lại. Ảnh: Giang Huy

Dù chưa có lệnh phong toả, nhưng nhiều tuyến phố ở thủ đô Hà Nội nhiều ngày qua đã vắng người đi lại. Ảnh: Giang Huy

Có hiệu lực từ 1/4, chỉ thị 16 của Thủ tướng về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 nêu yêu cầu cách ly toàn xã hội ; thực hiện theo nguyên tắc "gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh".

Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu; làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (những nơi không bị đóng cửa, dừng hoạt động) và các trường hợp khẩn cấp khác.

Mọi người dân phải thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Taxi công nghệ được lựa chọn gắn mào hoặc phù hiệu

Nghị định 10/2020 quy định điều kiện kinh doanh vận tải có hiệu lực từ ngày 1/4 đưa ra nhiều điểm mới trong quản lý xe taxi. Theo đó, ngoài taxi truyền thống còn có taxi công nghệ, sử dụng phần mềm đặt xe, tính cước chuyến đi và kết nối với hành khách thông qua phương tiện điện tử.

Nghị định nêu rõ, chủ taxi có quyền lựa chọn gắn mào với chữ "taxi" trên nóc, hoặc dán phù hiệu "xe taxi" bằng vật liệu phản quang lên kính phía trước và kính phía sau xe. Các xe đã gắn mào không phải dán phù hiệu.

Ngoài ra, chủ xe đang ứng dụng hình thức gọi xe như Grab Car, Goviet... có thể lựa chọn mô hình xe hợp đồng điện tử hoặc taxi công nghệ tùy theo nhu cầu, song phải đáp ứng quy định của mỗi loại hình vận tải.

https://vnexpress.net/infographics/taxi-cong-nghe-duoc-quan-ly-nhu-the-nao-4008839.html

Taxi công nghệ được quản lý như thế nào ?: Đồ hoạ: Tạ Lư-Đoàn Loan

Chủ nhà không đóng bảo hiểm cho người Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog giúp việc bị phạt đến 15 triệu đồng

Nghị định 28/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội... lần đầu tiên quy định bắt buộc chủ nhà phải đóng bảo hiểm xã hội , y tế cho người giúp việc.

Ngoài ra, gia chủ cũng phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc. Trong trường hợp không thực hiện những quy định trên, chủ nhà có thể bị phạt đến 15 triệu đồng.

Nghị định này cũng tăng mức xử phạt hành chính từ 5-7 triệu đồng lên 10-15 triệu đồng với hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người giúp việc; không trả tiền tàu xe, đi đường khi người giúp việc thôi việc về nơi cư trú.

Phạt 10 triệu đồng nếu gửi tin nhắn quảng cáo rác

Cũng có hiệu lực từ 15/4, nghị định 15/2020 quy định xử phạt liên quan đến vi phạm về thư điện tử, tin nhắn cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ.

Theo đó, các hành vi gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo đến người nhận nhưng chưa được sự đồng ý của người nhận; gắn nhãn thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo không đúng hoặc không đầy đủ theo quy định... bị phạt từ 5-10 triệu đồng đối.

Nghị định cũng nêu mức phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không gắn nhãn thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo theo quy định; không lưu lại thông tin đăng ký nhận quảng cáo, thông tin yêu cầu từ chối và thông tin xác nhận yêu cầu từ chối thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo.

'Cuộc chiến' dập ổ dịch Buddha Bar & Grill

Cuộc điện thoại sáng 19/3 đã phá vỡ "trận địa phòng chống" Covid-19 mà quận lên kế hoạch trước đó, buộc hơn 300 người phải dồn sức dập ổ dịch suốt nửa tháng qua, bác sĩ Trương Thanh Trung (Trưởng phòng Y tế quận 2) cho biết. Hiện, có ít nhất 15 người liên quan Buddha Bar & Grill đã dương tính nCoV.

7h15, ông Trung nhận cuộc gọi từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HDCD) thông báo phi công người Anh - " bệnh nhân 91 ", ngụ chung cư cao cấp The Ascent Apartment, phường Thảo Điền, quận 2, dương tính. Ông này có nguy cơ lây lan dịch rất lớn vì thời gian ủ bệnh đã ghé nhiều nơi.

Là địa phương có nhiều chung cư nên tình huống có cư dân nhiễm bệnh đã được quận 2 đặt ra trước đó. Ông Trung đề xuất công an, chính quyền địa phương phong tỏa ngay chung cư The Ascent Apartment . Toàn bộ lực lượng chia thành 3 nhóm: phong tỏa, phun xịt khử khuẩn tòa nhà; lập phiếu xác minh, điều tra; truy xuất toàn Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog bộ camera để xác minh trường hợp F1.

Bác sĩ Trương Thanh Trung nói về hành trình truy tìm khách dự tiệc ở Buddha Bar & Grill. Ảnh: Hà An.

Bác sĩ Trương Thanh Trung nói về hành trình truy tìm khách dự tiệc ở Buddha Bar & Grill. Ảnh: Hà An.

Đầu tiên, quận 2 đề nghị Bệnh viện Bệnh nhiệt đới – nơi phi công người Anh điều trị, cung cấp ngay hình ảnh ông này. Tuy nhiên, "bệnh nhân 91" không đồng ý vì lo ngại ảnh hưởng chuyện riêng tư. Phải thuyết phục đủ cách, đến 10h cùng ngày bệnh viện mới chụp được ảnh phi công chuyển cho quận 2. Sau đó đem đối chiếu với hộ chiếu của ông ta đăng ký tạm trú ở công an phường, truy xuất camera tòa nhà truy tìm các F1.

"Đây là công đoạn cực kỳ quan trọng vì nếu xác minh không đúng F0 - tức phi công người Anh, coi như kết quả truy tìm toàn bộ F1 sẽ không chính xác và ảnh hưởng dây chuyền tới truy tìm F2, F3 sau này", ông Trung nói.

Trong buổi sáng, những F1 đầu tiên (4 người đi cùng thang máy chung cư, tài xế Grab, thông dịch viên, người giúp việc và bạn bè tiếp xúc gần) được đưa đi cách ly tập trung. Toàn bộ hệ thống dữ liệu, hình ảnh của chung cư cũng được truy xuất đưa về công an quận phục vụ công tác điều tra, xác minh "các F" tiếp theo.

Căn cứ vào khai báo và trích xuất hệ thống camera tại phường Thảo Điền, lực lượng chức năng còn phát hiện từ ngày 13/3 đến 17/3 "bệnh nhân 91" từng đến Công an phường Thảo Điền , Bình An khai báo tạm trú và làm việc liên quan đến vụ mất cắp tài sản. Lo ngại nhất là tối 14/3 ông ấy dự buổi tiệc Patrick day ở Buddha Bar & Grill với sự tham dự của hàng trăm người, chủ yếu là người nước ngoài sinh sống, làm việc tại quận 2.

Buddha Bar & Grill cũng bị phong tỏa trong sáng cùng ngày. Chủ quán và các nhân viên phải cung cấp thông tin những khách có mặt ở quán từ ngày 13/3 đến 17/3. Rất nhiều khách quen được "điểm danh" để công an truy tìm, lập danh sách đưa đi cách ly. Nhưng cũng có nhiều khách lạ, chỉ ghé quán một lần vào bữa tiệc nên cả chủ lẫn nhân viên không thể nhớ mặt.

Lực lượng công an truy xuất dữ liệu camera an ninh của quán từ 18h ngày 14/3 đến 4h sáng 15/3 (thời gian diễn ra buổi tiệc) và chiều ngày 17/3 - phi công đến ăn tối. Hình ảnh những người tiếp xúc với ông này được cắt đoạn, chụp lại và gửi vào hệ thống riêng của công an để nhận dạng. Sau đó hệ thống này báo tên tuổi và nơi cư trú của từng người chuyển cho công an địa phương đến từng chung cư, gõ cửa từng nhà, truy tìm người đưa đi cách ly.

Một loạt chung cư lớn tiếp tục bị phong toả như Masteri (phường Thảo Điền), Vista Verde (phường Thạnh Mỹ Lợi)... có người dương tính nCoV liên quan đến Buddha Bar & Grill. "Hàng nghìn hộ dân bị phong tỏa. Chúng tôi căng mình ở khắp mặt trận", ông Trung nói. Hơn 100 bác sĩ, nhân viên của Phòng Y tế, Trung tâm Y tế quận 2, hơn 50 bác sĩ và nhân viên ở Bệnh viện quận 2, hàng trăm công an, cán bộ và nhân viên các phường phải làm việc suốt ngày đêm để đảm bảo xác minh, truy tìm, lấy mẫu xét nghiệm và đưa đi cách ly.

Buddha Bar & Grill trở thành ổ dịch tại Sài Gòn với 15 người dương tính nCoV, sau buổi tiệc đêm 14/3. Đồ hoạ: Tiến Thành.

Buddha Bar & Grill trở thành ổ dịch tại Sài Gòn với 15 người dương tính nCoV, sau buổi tiệc đêm 14/3. Đồ hoạ: Tiến Thành.

Ổ dịch ở Buddha Bar & Grill đã đảo lộn kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 của quận 2 ; cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ HDCD cùng các cơ quan chuyên môn thành phố.

Ban đầu quận dự kiến khu cách ly 80-100 chỗ nhưng liên quan đến "bệnh nhân 91" và các bệnh nhân sau đó đã có 1.325 trường hợp phải theo dõi sức khỏe tại nhà và tại các khu cách ly tập trung. Có hôm, 20h xe chở người đi cách ly lên Ký túc xá Đại học Quốc gia TP HCM (quận Thủ Đức) nhưng hết chỗ phải qua khu cách ly ở Học viện Chính trị, khu vực 2 (quận 9). Nhưng các chỗ cách ly khác cũng đầy khiến xe phải quay đầu chạy tiếp gần 30 km đưa người đến khu cách ly ở huyện Hóc Môn. Khi các nhân viên y tế quay về thì đồng hồ điểm 4h30.

Khó khăn khác đối với lực lượng phòng chống dịch là nhiều người thuộc diện nghi nhiễm có những mối quan hệ cá nhân, riêng tư đã khai báo "nhỏ giọt" - ảnh hưởng đến việc xác minh tung tích người liên quan.

Như người đàn ông quốc tịch Canada bị nhiễm nCoV sau khi tới quán bar không chịu nói đã gặp gỡ ai. Chỉ khi hay tin một người bạn (cũng từng đến Buddha Bar & Grill) dương tính nCoV, ông ta mới khai đã "quan hệ" với hai người phụ nữ. Tìm đến chỗ ở của một trong hai cô, lực lượng chức năng lại thấy đang sống với một người nước ngoài khác. Quá trình điều tra phát hiện người phụ nữ còn "tiếp xúc thân mật" với 5-6 người nữa.

Hay trường hợp vị khách người Brazil nhiễm nCoV khai báo thời gian gần đây chung sống với một cô gái. Khi tổ công tác gọi điện thoại xác minh thì biết cô đang được cách ly ở Hóc Môn. Cô này đọc báo biết người đàn ông mình tiếp xúc gần đã dương tính nên đi khai báo, tự nguyện cách ly tập trung.

Cơ quan chức năng đã xác định được 222 người liên quan đến Buddha Bar & Grill, 166 ca xét nghiệm âm tính. Trong 15 ca nhiễm nCoV, quận 2 có 9 ca; 280 trường hợp F1; 65 trường hợp F1 liên quan đến quận huyện khác; 89 trường hợp F2; gần 2.000 mẫu đưa đi xét nghiệm.

Buddha Bar & Grill hiện bị đóng cửa. Ảnh:Quỳnh Trần.

Buddha Bar & Grill hiện bị đóng cửa. Ảnh: Quỳnh Trần.

Chủ tịch UBND quận 2 Nguyễn Phước Hưng cho biết, lúc cao điểm quận phải huy động cả quân đội, công an để xử lý ổ dịch. Công an quận 2 cử rất nhiều công an quận và các phường khác tăng cường cho Công an phường Thảo Điền và Bình An khi nhiều công an ở hai phường này bị cách ly, để đảm bảo công tác xác minh, truy tìm người nghi nhiễm.

"Không thể kể hết sự vất vả, khó khăn của anh em dưới cơ sở, đặc biệt là lực lượng công an, y tế sau khi xảy ra sự cố ở Buddha Bar & Grill. Những lần đưa mẫu đi xét nghiệm xuyên đêm, những chuyến đưa người đi cách ly diễn ra từ tối hôm trước kéo dài đến sáng hôm sau mới kết thúc", ông Hưng nói.

Theo bác sĩ Trương Thanh Trung, hiện phần nào kiểm soát được tình hình ổ dịch Buddha Bar & Grill. Điều này dựa trên thống kê số khách được quận xác minh, đưa đi theo dõi và cách ly tương đối đồng nhất với số khách có trong bữa tiệc qua ghi nhận của camera. Tuy vậy, quận không chủ quan mà vẫn tiếp tục rà soát và xác minh những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm để phối hợp với cơ quan chức năng dập tắt ổ dịch sớm nhất.

Hà An

Trung Quốc lại đóng cửa các điểm tham quan

Tại Thượng Hải, chính quyền địa phương đã cho đóng cửa đường ngầm Hoàng Phố, điểm tham quan hút khách từng được mở lại trước đó vào ngày 13/3. Thời gian đóng cửa từ 17h ngày 30/3. Động thái này nhằm ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan của nCoV, theo tuyên bố từ đơn vị quản lý điểm đến.

Ban quản lý Công viên Rừng Quốc gia Haiwan Thượng Hải ở khu vực Pudong mới mở vào 10/3 cũng có động thái tương tự. Các khu tham quan trong nhà như Bảo tàng Văn hóa Nông trại Thượng Hải, phòng triểm lãm nghệ thuật gốm sứ... cũng đóng cửa vào ngày 30/3.

Trung Quốc đóng cửa các điểm du lịch vừa cho mở lại
 
 
Trung Quốc đóng cửa các điểm du lịch vừa cho mở lại

Đường ngầm Hoàng Phố. Video: YouTube.

Điểm tham quan tiếp theo bị đóng cửa là Công viên di tích văn hóa Guangfulin ở quận Songjiang, Công viên Đại dương Haichang. Các khu vực trên đều không thông báo về thời gian mở Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog cửa trở lại, và những du khách đã mua vé mà không được tham quan sẽ được hoàn tiền hoặc chọn một thời điểm khác.

Các điểm du lịch trong nhà khác được mở cửa lại cũng bị yêu cầu đóng cho đến khi có thông báo mới là Tháp truyền hình Oriental Pearl, Tháp Thượng Hải, Thế giới đại dương Trường Phong, Tháp Jin Mao, Thủy cung Đại dương Thượng Hải và Bảo tàng sáp.

Thị trấn nước Zhujiajiao, Tianzifang, Fengjing, khu danh lam thắng cảnh Paotaiwan, làng chài Jinshanzui, khu danh lam thắng cảnh Nanxiang, công viên giải trí Jinjiang và Công viên phim trường Thượng Hải đã được lệnh đóng cửa các khu vực tham quan trong nhà.

Các khu vực ngoài trời như công viên vẫn sẽ mở cửa nhưng hạn chế lượng khách. Trung bình mỗi ngày nơi đây chỉ cho phép dưới 5.000 người, bằng một nửa ngày thường.

Ngoài ra, 37 điểm du lịch ngoài trời có không gian vui chơi trong nhà cũng được yêu cầu đóng cửa bao gồm Công viên động vật hoang dã, bãi biển thành phố và Vườn bách thảo Chenshan. Trung tâm tài chính thế giới Thượng Hải và khu danh lam thắng cảnh đền Donglin sắp được mở cửa lại đã sớm được lệnh đóng cửa.

Anh Minh (Theo Shine )

Trẻ em có thể là nguồn lây truyền nCoV tiềm tàng

Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm chuyên gia tỉnh Chiết Giang, đứng đầu là Song Qifa, thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Ninh Ba, và Chen Dong thuộc Bệnh viện Trung ương Ôn Châu, đăng tải trên tạp chí Lancet ngày 25/3.

Các nhà khoa học phân tích dữ liệu sức khỏe của 36 bệnh nhi Covid-19, độ tuổi từ một đến 16, kể từ tháng 1 đến cuối tháng 2. Trong đó 7 trường hợp biểu hiện triệu chứng hô hấp nhẹ, không có ca nào nghiêm trọng. Trẻ em từ hai thành phố Ôn Châu và Ninh Ba chiếm 5% tổng số ca bệnh. Tất cả đều đã tiếp xúc gần với thành viên gia đình mắc Covid-19 hoặc từng tới ổ dịch.

Nghiên cứu chỉ ra rằng so với bệnh nhân trưởng thành, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng như ho, sốt và viêm phổi ở trẻ em ít nghiêm trọng. Biểu hiện bệnh cũng nhẹ hơn nhiều so với Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).

"nCoV ít ảnh hưởng đến trẻ em. Covid-19 truyền nhiễm mạnh nhưng lại không biểu hiện nhiều ở trẻ nhỏ", các nhà khoa học cho biết.

Trẻ em đeo khẩu trang vui chơi tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Trẻ em đeo khẩu trang vui chơi tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Song lượng lớn bệnh nhi không triệu chứng và không có thông tin dịch tễ rõ ràng làm tăng nguy cơ lây lan trong cộng đồng, trở thành thách thức đối với hệ thống y tế của các quốc gia.

"Phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu là bằng chứng rõ ràng cho thấy trẻ em dễ bị nhiễm bệnh, nhưng không được chú ý. Điều này có thể thúc đẩy khả năng truyền nhiễm của virus", hai chuyên gia y tế người Canada là Alyson Kelvin và Scott Halperin nhận định.

Họ cũng cảnh báo, cần tìm hiểu thêm về vai trò của trẻ trong chuỗi lây truyền virus, đồng thời cho rằng các nước nên cân nhắc đến yếu tố này khi hoạch định chính sách khống chế đại dịch và bảo vệ những người dễ bị ảnh hưởng.

Nghiên cứu độc lập khác công bố trên Tạp chí Y học New England cho ra kết quả tương tự. Trong số 171 trẻ em tại Vũ Hán, 15,8% không có triệu chứng hoặc không biểu hiện ngay lập tức.

Phân tích thực hiện ở thành phố Vũ Hán bởi các nhà khoa học Bắc Kinh và Hong Kong cũng chỉ ra rằng: "Bệnh nhân không có triệu chứng không phải điều quá hiếm gặp. Việc xác định khả năng Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog lây nhiễm của những người này là tương đối quan trọng trong phát triển hướng dẫn điều trị và kiểm soát đại dịch".

Nhiều bậc cha mẹ tại Trung Quốc cho rằng hiện còn quá sớm để cho trẻ đi học trở lại. Ảnh: AFP

Nhiều bậc cha mẹ tại Trung Quốc cho rằng hiện còn quá sớm để cho trẻ đi học trở lại. Ảnh: AFP

Nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại việc đóng cửa trường học sẽ ảnh hưởng tới những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không thể tiếp cận việc học trực tuyến.

Tại Trung Quốc, các cha mẹ có nhiều luồng quan điểm khi nhắc tới vấn đề này.

Xu Zhen, phụ huynh của một bé gái 11 tuổi sinh sống tại Vô Tích, tỉnh Giang Tô, cho rằng nguy cơ lây nhiễm thấp dù trường học mở cửa trở lại vào tháng tới.

"Thành phố của tôi không có bệnh nhân mới trong nhiều tuần liền, cũng chưa báo cáo ca bệnh nào từ nước ngoài. Tôi nghĩ tình hình đang được kiểm soát", cô nói.

Đối với Shen Juan, giờ vẫn còn quá sớm để con trai 7 tuổi của cô nhập học, bởi dịch bệnh diễn biến khó lường. Ủy ban y tế của thành phố Bắc Kinh cho biết gần 95% trường hợp đã hồi phục. Song gần đây số ca bệnh tới từ nước ngoài gia tăng.

Ngày 30/3, Trung Quốc không ghi nhận ca dương tính mới. Tổng số bệnh nhân từ đầu mùa dịch của nước này là hơn 81.000. Trong đó khoảng 75.000 người đã được điều trị thành công.

Thục Linh (Theo SCMP )

Đám tang làm bùng nổ 'quả bom' nCoV

Đám tang Andrew Jerome Mitchell, một bảo vệ nghỉ hưu, được tổ chức theo kiểu truyền thống của miền nam nước Mỹ. Bạn bè, người thân tập trung tới đám tang ở hạt Dougherty, thành phố Albany, phía tây nam Georgia, cùng nhau trò chuyện và ôn lại kỷ niệm về Mitchell.

Mọi người tham dự đám tang lau nước mắt, ôm lấy nhau, xì mũi và hát vang bài thánh ca. Đó là một đám tang với khoảng 200 người tham dự, đông đến mức mọi người phải đứng ra phía ngoài nhà nguyện. Họ sau đó ăn tiệc cùng nhau, với đủ món ăn truyền thống.

Dorothy Johnson, một trong 10 anh chị em của Mitchell, nhớ lại cảnh tượng cách đây hơn một tháng, tự hỏi rằng ai là người mang nCoV tới đám tang anh trai bà. "Chúng tôi không biết người đó là ai", bà Johnson nói.

Nhà nguyện M.L. King ở hạt Dougherty, thành phố Albany, bang Georgia. Ảnh: NYTimes.

Nhà nguyện M.L. King ở hạt Dougherty, thành phố Albany, bang Georgia. Ảnh: NYTimes.

Trong vài tuần sau đó, hàng chục họ hàng của bà Johnson ở thành phố Albany lần lượt đổ bệnh, trong đó có 6 anh chị em của bà, với các triệu chứng của Covid-19. Đám tang hôm 29/2 của ông Mitchell được các nhà dịch tễ học xem là "sự kiện siêu lây nhiễm", làm bùng nổ "quả bom" nCoV tàn phá thành phố Albany.

Hạt Dougherty với 90.000 dân ở Albany trở thành một trong những cụm dịch Covid-19 lớn nhất ở Mỹ, khi ghi nhận 24 ca tử vong vì Covid-19, nhiều hơn bất kỳ hạt nào khác của bang, với thêm 6 người chết nghi liên quan đến virus này, theo Michael L. Fowler, nhân viên pháp y địa phương. 9% số ca tử vong ở hạt là người Mỹ gốc Phi.

Các bệnh viện trong khu vực đều trong tình trạng quá tải khi có tới gần 600 ca dương tính với nCoV. Thống đốc bang Georgia Brian Kemp tuần trước điều động lực lượng Vệ binh Quốc gia để giúp các bệnh nhân nằm giường chăm sóc đặc biệt cũng như y bác sĩ kiệt sức vì chống dịch.

Bà Johnson tin rằng một người đến viếng đám tang đã bị nhiễm nCoV và khiến virus lây lan khi mọi người ôm hôn và chia buồn cùng nhau, nhưng ngoài ra, bà không có thêm thông tin gì. "Thực sự tôi không biết đổ lỗi cho ai sau những gì xảy ra tại Albany", bà nói.

Dù người đầu tiên mang mầm bệnh là ai, vấn đề lớn nhất chính là thời gian. Trong 10 ngày sau đám tang của Mitchell, không ai biết nCoV đã hiện diện ở thành phố, trong khi nó vẫn âm thầm lây lan. Cho tới khi biện pháp cách biệt cộng đồng được áp dụng vào 22/3, Covid-19 đã xuất hiện khắp mọi nơi.

"Chúng tôi không đổ lỗi cho bất kỳ người nào, nhưng thực tế là một cộng đồng hứng chịu quả bom như vậy chỉ do hành động của một người", Scott Steiner, giám đốc điều hành hệ thống y tế Phoebe Putney, cho hay.

Ông Mitchell được phát hiện qua đời ở phòng khách sáng 24/2, được cho là do đau tim. Đêm tổ chức tang lễ, một người đàn ông 67 tuổi tới viếng đã được đưa tới Bệnh viện Phoebe Putney Memorial vì bị khó thở, theo ông Steiner. Người đàn ông này bị bệnh phổi mạn tính và không có lịch sử đi lại tới khu vực có dịch nên không được cách ly. Nhân viên y tế cho rằng ông chỉ bị thiếu oxy.

Người này đã nằm viện điều trị một tuần và tiếp xúc với ít nhất 50 nhân viên bệnh viện, trước khi được chuyển tới Atlanta hôm 7/3 và được xác định dương tính với nCoV. Nhưng phải tới ngày 10/3, Bệnh viện Phoebe Putney Memorial mới biết thông tin bệnh nhân này nhiễm virus. Ngày 12/3, người đàn ông 67 tuổi qua đời và trở thành ca tử vong vì Covid-19 đầu tiên của bang.

Cho tới lúc đó, Covid-19 đã âm thầm lây lan khắp thành phố. Bà Emell Murray, vợ ông Mitchell, 75 tuổi, sau đó bị sốt và ớn lạnh. Bà được thông báo rằng bị nhiễm trùng đường tiết niệu và được nằm điều trị tại phòng bệnh thông thường. Alice Bell, con gái bà Murray, cho biết ba người dì đã tới thăm mẹ cô và tất cả sau đó đều được xác nhận nhiễm nCoV. Một trong ba người đã qua đời sau đó.

Sau vài ngày tương đối yên bình kể từ khi biết thông tin về bệnh nhân 67 tuổi nhiễm nCoV, Covid-19 giờ "như quả bom" ném xuống Albany, theo Fowler, nhân viên pháp y địa phương.

"Một vài người trong số họ có thể đã tới đám tang. Một số có thể là người thân của những người có mặt ở tang lễ đó. Mỗi ngày trôi qua lại có người sắp chết vì nCoV", Fowler nói.

Mục sư Daniel Simmons đứng bên ngoài nhà thờ Mt. Zion Baptist ở thành phố Albany. Ảnh: NYTimes.

Mục sư Daniel Simmons đứng bên ngoài nhà thờ Mt. Zion Baptist ở thành phố Albany. Ảnh: NYTimes.

Trong khi đó, ông Steiner cho biết chỉ trong vòng một tuần, những vật tư y tế mà bệnh viện dự trữ cho 6 tháng đều cạn kiệt.

Lúc đầu, các bác sĩ và y tá cố gắng tìm hiểu điều gì đang xảy ra, khi chứng kiến một loạt bệnh nhân, gồm cả người trẻ và khỏe mạnh, xuất hiện triệu chứng ho và sốt. Sau đó, những bệnh nhân này cần phải thở máy nhiều hơn và cuối cùng bị suy hô hấp hoàn toàn khi phổi chứa đầy dịch, theo Enrique Lopez, bác sĩ phẫu thuật 41 tuổi, người chịu trách nhiệm điều trị các ca bệnh nguy kịch.

"Tất cả phòng bệnh kín chỗ và có những ngày chúng tôi phải đặt nội khí quản cho 5 người liên tiếp, hết phòng này sang phòng khác. Đó là một trong những thời điểm tôi thực sự thấy quá tải trong suốt sự nghiệp của mình", Lopez nói.

Những nỗ lực tăng thêm giường bệnh cũng không đủ để đáp ứng số bệnh nhân ùn ùn kéo về. 14 giường chăm sóc đặc biệt (ICU) kín chỗ chỉ sau hai ngày đầu tiên. Bệnh viện đã phải trưng dụng 14 giường ICU của khoa tim mạch, nhưng nó cũng được lấp đầy chỉ hai ngày sau đó. 12 giường ICU của khoa phẫu thuật cũng chỉ đủ chỗ tiếp nhận bệnh nhân trong ba ngày tiếp theo.

Chỉ trong vài ngày, bệnh viện rơi vào cảnh thiếu nhân viên đến mức những người có kết quả dương tính với nCoV nhưng chưa có triệu chứng vẫn phải đi làm. Nhưng tuần trước, chỉ thị mới của chính quyền bang yêu cầu những nhân viên y tế nhiễm nCoV phải cách ly một tuần.

Lopez đã tránh tiếp xúc với gia đình suốt hai tuần vì sợ lây bệnh cho họ. "Những ngày này tôi ở trong gara. Tôi cho xe vào gara, sau đó lột bỏ đồ và tắm rửa sạch sẽ. Vợ tôi sẽ phần cho tôi một đĩa thức ăn, sau khi ăn xong tôi trở về gara để ngủ", Lopez nói.

Đám tang của Mitchell và của Johnny Carter một tuần sau đó tại nhà nguyện thành phố Albany nhanh chóng được xác định là nguồn lây nhiễm nCoV. 23 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên nhập viện Phoebe Putney đều từng tham dự ít nhất một trong hai đám tang này, theo Steiner.

"Chúng tôi sống trong một thành phố không quá lớn nên mọi người đều biết nhau. Chúng tôi dễ dàng biết được ai đã tới bệnh viện và ai từng tới đám tang nào", Chris J. Cohilas, chủ tịch hội đồng hạt Dougherty, cho hay.

Tin tức đã lan truyền nhanh tới mức nhiều người từng tham dự đám tang vội vã đi xét nghiệm, nhưng không đủ nhanh để kịp ngăn chặn một người nhiễm nCoV tham dự bồi thẩm đoàn xét xử một vụ án giết người vào ngày 12/3. Từ đó, cụm dịch mới hình thành trong sở cảnh sát và tòa án thành phố.

Những hoài nghi đã dẫn tới sự chia rẽ ở Albany, theo Daniel Simmons, mục sư tại nhà thờ Mt. Zion Baptist. Giống nhiều người được phỏng vấn khác, ông tự hỏi liệu hai đám tang trên có phải là nguồn lây nhiễm duy nhất.

"Nó gieo rắc sự sợ hãi: ai sẽ có mặt ở đám tang hoặc đám cưới mà tôi sẽ tổ chức vào Chủ nhật? Tôi có đi không? Tôi không đi à? Mọi người đã bắt đầu hỏi bạn có xuất hiện ở đám tang đó không", Simmons, mục sư của nhà thờ không liên quan gì tới hai đám tang kia, cho hay.

Nhiều nhà thờ trong thành phố bắt đầu cảm thấy bất bình. "Tâm điểm chú ý bây giờ của mọi người là nhà thờ. Sự kỳ thị đã xuất hiện và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nhà thờ. Một bức tường của sự thù ghét chia cắt nhà thờ với cộng đồng", ông nói.

Những lời phán xét cũng bắt đầu chĩa về phía gia đình bà Johnson. "Nhiều thành viên trong gia đình tôi đã cảm thấy phẫn nộ khi mọi người nói rằng anh trai tôi là thủ phạm. Anh ấy chết rồi. Anh ấy thậm chí có còn thở nữa đâu. Nhưng họ tức giận khi có tin đồn rằng anh ấy là người siêu lây nhiễm", bà Johnson nói.

Đến tuần trước, những câu hỏi về cách Covid-19 xâm nhập vào thành phố này đã được tạm gác sang một bên, khi mọi sự chú ý giờ tập trung vào số người nhiễm và chết vì Covid-19 không ngừng tăng. Bà Murray đã nhập viện và xuất viện hai lần, lần cuối là 24/3, bất chấp sự phản đối của con gái bà.

"Tôi đã cầu xin họ đừng đưa mẹ tôi về nhà, nhưng họ vẫn làm vậy", Bell nói.

Bell, 49 tuổi, cho biết cô không có đủ sức để giúp mẹ lật người, nên liên tục phải gọi giúp đỡ. "Tôi đã cầu xin họ giúp đỡ. Tôi có hai đứa trẻ nhỏ và không biết mình đã bị nhiễm bệnh hay chưa", Bell nói và cho hay cô có cảm giác họ đưa mẹ cô về nhà như thể để chờ chết.

Phoebe Putney đã phải chuyển bệnh nhân tới các bệnh viện khác ở Georgia với tốc độ chưa từng có, 40 ca bệnh trong vòng 72 giờ. Tuy nhiên, Steiner phủ nhận việc trả bất kỳ bệnh nhân ốm nặng nào về nhà. "Chúng tôi chỉ cho xuất viện khi thấy thích hợp", ông nói.

Tonya M. Thomas, con gái bà Dorothy Johnson. Ảnh: NYTimes.

Tonya M. Thomas, con gái bà Dorothy Johnson. Ảnh: NYTimes.

Đối với Johnson, điều quan tâm duy nhất của bà lúc này là con gái Tonya, người tuần trước phải nằm viện. Covid-19 tấn công cả gia đình cùng lúc, nhưng con gái 51 tuổi của bà là người ốm nặng nhất khi bị viêm cả hai bên phổi.

"Tôi cố gắng khỏe hơn để có thể đến đây chăm sóc con. Tôi có cảm giác rằng có thể khích lệ con gái nếu tôi không phải nằm viện", bà Johnson, một y tá chuyên khoa ung thư đã về hưu, cho biết.

Bà đến bệnh viện lúc 17h45 ngày 27/3, ngay khi Tonya hấp hối. Đối với bà, con gái Tonya là một "linh hồn xinh đẹp", là trung tâm của gia đình. Bà lặng lẽ rút máy thở và ống truyền khỏi người con gái. Chồng của Tonya, cùng con trai và em gái Abrigale đều có mặt trong phòng bệnh.

"Điều này thật sự đau đớn và tôi không thể chấp nhận nổi sự thật đó. Chúng tôi tới đám tang của một người thân yêu và rồi tất cả mọi người đều nhiễm bệnh", bà Johnson nói.

Đám tang của Tonya chỉ được diễn ra tại nghĩa trang Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog với không quá 10 người tham dự, theo đúng nguyên tắc cách biệt cộng đồng.

Thanh Tâm (Theo NYTimes )

9.000 người phải giám sát vì từng đến Bệnh viện Bạch Mai

0h ngày 28/3, Bạch Mai - một trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất cả nước, đã bị cách ly do ghi nhận nhiều ca nhiễm nCoV. Đến sáng 1/4, trong 212 ca nhiễm nCoV cả nước có tới 36 người liên quan đến Bạch Mai. Các tỉnh thành đang rà soát những người từng đến nơi này vì có nguy cơ lây nhiễm.

Theo danh sách từ Hà Nội chuyển về, từ ngày 12/3 đến 27/3, toàn tỉnh Nam Định có hơn 2.610 bệnh nhân lên khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, trong đó 308 trường hợp điều trị nội trú, số còn lại lên khám rồi trở về.

Bà Bùi Thị Minh Thu, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nam Định cho biết, bước đầu rà soát, một số người không thường trú trên địa bản. Tỉnh đang chỉ đạo thành phố và các huyện khẩn trương xác minh để lên phương án cách ly y tế đối với tất cả người đi khám và tiếp xúc gần với các bệnh nhân.

Ngoài ra, thời gian qua Nam Định đã cử 31 cán bộ y tế đi học tập tại Bệnh viện Bạch Mai. 20 người trở về đã được yêu cầu cách ly tại nhà, 11 người đang trong thời gian học tập ở Hà Nội.

Từ ngày 10 đến 27/3, tỉnh Hải Dương có gần 2.390 người lên Bệnh viện Bạch Mai khám chữa bệnh, trong đó 250 bệnh nhân điều trị nội trú.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương, ông Phạm Mạnh Cường cho biết, đến hết ngày 30/3, tỉnh mới sàng lọc được hơn 1.500 người. Riêng số bệnh nhân điều trị nội trú trở về đã được cách ly và một nửa trong số đó được lấy mẫu xét nghiệm.

Tỉnh Thái Bình đang giám sát gần 1.160 người đến khám tại Bạch Mai, trong đó 1.030 người đi khám và điều trị ngoại trú, 125 người điều trị nội trú. Hiện 35 người đã được cách ly tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện.

Theo lãnh đạo Sở Y tế Thái Bình, khó khăn hiện nay là số người từng đến Bệnh viện Bạch Mai rất lớn, rải rác ở tất cả huyện, thành phố và đến nay nhà chức trách chưa xác minh được hết những người đến thăm bệnh nhân tại Bạch Mai.

Tại Ninh Bình , theo Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vũ Mạnh Dương, qua thống kê và giám sát cộng đồng, toàn tỉnh có 616 người từng đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 15 đến 26/3.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Ninh Bình đã lấy mẫu xét nghiệm 225 trường hợp, lập danh sách cách ly tập trung hơn 300 người khác.

Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội sau lệnh cách ly ngày 28/3. Ảnh: Giang Huy

Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội sau lệnh cách ly ngày 28/3. Ảnh: Giang Huy

TP Đà Nẵng đã yêu cầu các quận, huyện phối hợp với công an rà soát đến từng tổ dân phố để tìm hiểu những người từng đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3 đến nay.

Theo bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, hơn 10 người dân từng ra Bạch Mai khám ngoại trú và một số y bác sĩ đi học, thực tập ở bệnh viện này đã được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả đều âm tính.

"Chúng tôi đang chờ các quận, huyện thống kê cụ thể để tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm, đảm bảo tất cả người đến Bạch Mai được kiểm soát", ông Thạnh nói.

Lãnh đạo Sở Y tế Yên Bái cho biết đã xác định 321 người từ Bệnh viện Bạch Mai trở về từ ngày 10/3 đến 27/3. Trong đó 9 người đang cách ly và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế của tỉnh; 2 người đang cách ly tập trung.

253 người đang được cách ly tại nhà, 57 người đã qua 14 ngày theo dõi sức khỏe tại nhà. Tỉnh Yên Bái đã lấy được 181 mẫu xét nghiệm, trong đó 85 mẫu âm tính với nCoV, 96 mẫu đang chờ kết quả, số còn lại đang thu thập mẫu bệnh phẩm.

Tại Vĩnh Phúc , ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Sở Y tế tỉnh cho biết đã rà soát được hơn 1.000 trường hợp liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3 đến nay. "Do giáp Hà Nội, chúng tôi đã yếu cầu các tổ công tác ở từng thôn, tổ dân phố rà soát cả lái taxi qua bệnh viện này", ông Hải nói và cho biết các trường hợp trên đều đã được lấy mẫu xét nghiệm, cách ly tại cộng đồng.

Tương tự, Lạng Sơn đã rà soát được 236 người, Hà Giang 106, Hòa Bình 441, Tuyên Quang 270, Quảng Nam 7 người là bệnh nhân, người nhà, y bác sĩ từng đến Bệnh viện Bạch Mai trong các ngày 10-27/3. Tất cả đã được cách ly tại nhà, một số lấy mẫu xét nghiệm.

Trước đó Thanh Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh đã theo dõi hơn 4.600 người từng đến Bệnh viện Bạch Mai.

Giang Chinh - Lê Hoàng - Gia Chính - Nguyễn Đông

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Nghìn người dùng chung một toilet giữa Covid-19

Tình cảnh của anh rất thê thảm. Căn lán nhỏ lụp xụp ở khu ổ chuột Valmiki không có nước sinh hoạt hay toilet, gia đình thì sắp cạn kiệt thức ăn. Mahender không thể đi làm và không có thu nhập. Anh đang cố gắng tuân thủ lệnh phong toả 21 ngày của Thủ tướng Narenda Modi nhằm kiềm chế sự lây lan của nCoV. Quốc gia 1,3 tỷ dân hiện ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm, 27 ca tử vong.

"Cách biệt cộng đồng không chỉ là với người bệnh, mà còn là mọi người với nhau, trong đó có các bạn và thậm chí gia đình các bạn", ông Modi nói trong bài phát biểu tuần trước.

Điều đó phù hợp với tầng lớp trung và thượng lưu của Ấn Độ, những người có thể tránh dịch trong những căn hộ, đi dạo trong những khoảnh vườn của họ, thưởng thức các Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog món từ những chiếc tủ trữ đầy đồ ăn và thậm chí làm việc ở nhà với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại.

Tuy nhiên, sự hỗn loạn xảy ra khắp Ấn Độ những ngày gần đây cho thấy rằng với 74 triệu người, tương đương 1/6 dân số, đang sống bấp bênh trong những khu ổ chuột, cách biệt cộng đồng là điều không thể.

"Lối đi quá hẹp đến mức khi đi qua nhau, chúng tôi không thể không chạm vào vai người kia", Mahender nói. "Tất cả chúng tôi dùng chung một toilet ngoài trời và có 20 gia đình sống ngay gần căn nhà nhỏ của tôi. Chúng tôi thực sự đang sống cùng nhau. Nếu một người ngã bệnh, tất cả cũng sẽ ngã bệnh theo".

Người dân ở một khu ổ chuột Mumbai, hầu hết không có khẩu trang, cho hay họ sẽ chết đói vì không thể đi làm, chứ không phải chết vì nCoV. Ảnh: AFP

Người dân ở một khu ổ chuột Mumbai, hầu hết không có khẩu trang, cho hay họ sẽ chết đói vì không thể đi làm, chứ không phải chết vì nCoV. Ảnh: AFP

Ít nhất một người ở một khu ổ chuột Mumbai đã dương tính với nCoV. Lo lắng về dịch bệnh, hàng nghìn lao động nhập cư đã rời khỏi những khu ổ chuột về vùng nông thôn bằng xe buýt, thậm chí đi bộ, làm dấy lên lo ngại họ sẽ đưa virus về quê nhà.

Trong một bài phát biểu hôm qua, nhận thức được tình cảnh hỗn loạn do lệnh phong toả gây ra với người nghèo, ông Modi đã cầu xin tha thứ . Tuy nhiên, ông cũng mong mọi người hãy thông cảm bởi không còn lựa chọn nào khác.

Nước là một trong những lý do lớn nhất khiến người nghèo Ấn Độ rời khỏi nhà mỗi ngày. Sia, một thợ xây nhập cư ở Gurugram, gần New Delhi, thức dậy lúc 5h sáng và chống lại lời kêu gọi của thủ tướng ở yên trong nhà. Lý do là cô cần phải đi bộ 100 mét đến một bể nước phục vụ cho khu ổ chuột gồm 70 thợ xây nhập cư.

Sia không phải là người duy nhất. Hầu hết phụ nữ ở đây đều tắm giặt cùng nhau hàng sáng và đi lấy nước dùng cho cả ngày. Không có vòi hoa sen hay phòng tắm trong nhà, bể chung này là nguồn nước duy nhất của họ.

Uỷ ban Vệ sinh của chính phủ Ấn Độ, cơ quan được thành lập năm 2014 nhằm cải thiện hạ tầng và dẹp bỏ các nhà tiêu ngoài trời, tuyên bố 100% hộ gia đình đã được tiếp cận toilet. Tuy nhiên, Puneet Srivastava, quản lý chính sách tại tổ chức phi chính phủ Hỗ trợ Nước sạch Ấn Độ, cho hay trọng tâm của uỷ ban trên chỉ là xây dựng toilet trong các hộ gia đình và chưa bao hàm một lượng lớn khu ổ chuột.

Ví dụ, tại khu Dharavi ở Mumbai, chỉ có một toilet trên 1.440 dân cư và 78% toilet cộng đồng ở các khu ổ chuột của Mumbai thiếu bể nước, theo khảo sát năm 2019 của Tập đoàn Quản lý Đô thị Mumbai.

Hôm qua, Bộ trưởng Nhà ở và Các vấn đề Đô thị Ấn Độ cho hay trên toàn Ấn Độ đều có toilet và mọi người có thể dùng chung. Tuy nhiên, Sania Ashraf, một nhà dịch tễ học, cho rằng trong bối cảnh đại dịch, việc dùng chung toilet có thể gây nguy cơ nhiễm bệnh nếu không vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, hệ thống thông gió kém cũng góp phần làm lây lan virus. Điều này đặc biệt gây lo ngại khi có bằng chứng cho thấy bệnh nhân phát tán virus thông qua phân, dẫn tới nguy cơ lây nhiễm trong các toilet chung và những nơi vẫn dùng nhà tiêu ngoài trời.

Lý do tiếp theo khiến những người sống trong các khu ổ chuột không thể tự cách ly đơn giản là họ cần phải đi làm . Thu nhập của các lao động nhập cư thường chỉ đủ ăn, khoảng gần 140 đến 450 rupee/ngày (1,8 - 6 USD), theo Tổ chức Lao động Quốc tế. Ngày nào không đi làm thì họ không có thu nhập. Điều này không chỉ xảy ra sau lệnh phong toả mà đã bắt đầu trong khoảng 20 ngày qua.

"Các chuỗi cung ứng hàng hoá đóng cửa. Nhân công mất việc làm. Họ không có tiền mua nhu yếu phẩm. Và không giống như người giàu, họ không đủ tiền để tích trữ đồ. Họ chỉ mua đồ đủ dùng trong ngày nhưng bây giờ các siêu thị đều hết hàng", nhà kinh tế học Arun Kumar cho hay.

Người lao động rời thành phố, đi bộ về quê dọc một đường cao tốc Ấn Độ. Ảnh: AFP

Người lao động rời thành phố, đi bộ về quê dọc một đường cao tốc Ấn Độ. Ảnh: AFP

Sonia Manikraj, một giáo viên 21 tuổi sống ở khu ổ chuột Dharavi cho hay cô phải ra ngoài để mua thực phẩm và vì các tiệm tạp hoá chỉ mở cửa từ 11h đến 15h, đường sá thì khá chật hẹp nên lúc nào cũng đông đúc.

Vì thế, người lao động đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan: đi làm và bị nhiễm bệnh, hoặc ở nhà và chết đói. Có những người không có lựa chọn. Ví dụ những công nhân vệ sinh được xem là làm công việc thiết yếu nên được loại trừ khỏi lệnh hạn chế đi lại.

"Họ được yêu cầu đi làm hàng ngày. Một số người thậm chí thu thập rác thải trong bệnh viện, sau đó về nhà và sống trong những khu ổ chuột đông đúc", Milind Ranade, người sáng lập Kachra Vahatuk Shramik Sangh, một tổ chức ở Mumbai về vấn đề lao động, cho hay. "Họ không có bất kỳ thiết bị bảo hộ nào như găng tay hay khẩu trang, cũng không có chiến dịch nâng cao nhận thức nào để dạy cho họ về những nguy hiểm của việc lây truyền nCoV. Điều gì sẽ xảy ra khi họ mắc bệnh?".

Gói kích thích kinh tế trị giá 22,5 tỷ USD của chính phủ Ấn Độ bao gồm bảo hiểm y tế trị giá 5 triệu rupee/người (66.500 USD) ở tuyến đầu như y bác sĩ, nhân viên y tế, và cả công nhân vệ sinh ở các bệnh viện công. Tuy nhiên, những người sống quanh họ và có nguy cơ lây bệnh từ họ không được tính đến.

Nhà kinh tế học Kumar cho hay việc xét nghiệm nCoV trên diện rộng sẽ mang lại hiệu quả. Đến ngày 29/3, Ấn Độ đã tiến hành gần 35.000 xét nghiệm, tương đương tỷ lệ 19 xét nghiệm trên mỗi triệu dân. Chi phí xét nghiệm tại bệnh viện tư hay phòng thí nghiệm ở Ấn Độ là 4.500 rupee (60 USD), trong khi việc xét nghiệm miễn phí ở các bệnh viện công rất hạn chế.

Mahender là nhân viên vệ sinh của một khu chung cư ở Mumbai, kiếm 5.000 rupee/tháng (66 USD) để nuôi vợ, 3 con và người bố 78 tuổi. Nếu cần chăm sóc y tế, anh không phải là đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm thuộc gói kích thích kinh tế của chính phủ.

"Điện thoại của tôi reo liên hồi và cư dân trong toà nhà mà tôi dọn vệ sinh đang gọi tôi quay lại làm việc", anh kể. "Nhưng tôi không có khẩu trang hay găng tay, thậm chí không có xà bông để rửa tay trước khi ăn. Tôi biết nếu hôm nay không đi làm, họ sẽ thuê người khác".

Cuối tuần qua, hàng chục nghìn người trong số 45 triệu lao động nhập cư Ấn Độ bắt đầu những chuyến đi dài xuôi ngược về các làng quê. Do hệ thống đường sắt Ấn Độ đang tạm thời dừng hoạt động, nhiều người không có lựa chọn nào khác là đi bộ hàng trăm km về nhà. Họ có rất ít lý do để ở lại. Hầu hết đã mất việc làm ở thành phố do lệnh phong toả và các khu ổ chuột có nguy cơ lây lan virus.

Các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Bền vững tuần trước cảnh báo tỷ lệ mắc Covid-19 trên toàn cầu là 2-3%, nhưng tại các khu ổ chuột Ấn Độ, tỷ lệ có thể cao hơn 20% do điều kiện sinh sống đông đúc.

Hàng nghìn lao động nhập cư chờ lên xe buýt về quê sau lệnh phong toả ở ngoại ô New Delhi hôm 28/3. Ảnh: AFP

Hàng nghìn lao động nhập cư chờ lên xe buýt về quê sau lệnh phong toả ở ngoại ô New Delhi hôm 28/3. Ảnh: AFP

Hôm 28/3, chính quyền các bang Uttar Pradesh, Bihar và Haryana đã bố trí hàng trăm xe buýt chở người dân về quê, gây ra cảnh tượng hỗn loạn khi hàng nghìn người đổ đến các bến, tìm cách chen chân lên xe buýt.

Tuy nhiên, hôm qua, Thủ tướng Modi đã yêu cầu tất cả các bang phong toả biên giới để ngăn chặn lây lan virus về vùng nông thôn. Giới chức đang nỗ lực truy tìm hàng triệu lao động nhập cư đã quay về những ngôi làng nhỏ khắp cả nước để yêu cầu họ cách ly trong 14 ngày.

Sia, người sống ở công trường xây dựng tại Gurugram, không bắt được xe. Cô không có nhiều lựa chọn để thoát khỏi khu ổ chuột giữa dịch bệnh.

"Từ khi mất việc, tôi đã không có thu nhập 20 ngày rồi. Tôi được trả 5 USD/ngày, chút tiền đủ để tôi nuôi sống gia đình", Sia nói. "Khi mọi thứ đóng cửa, tôi tin chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài sống trong nghèo đói và sự bẩn thỉu ở thành phố này".

Anh Ngọc (Theo CNN )

Năm cách nuôi dạy trẻ hướng ngoại

1. Phát triển tương tác xã hội

Nếu muốn con hướng ngoại, cha mẹ cần tạo điều kiện để con tham gia nhiều tương tác xã hội, được vui chơi, trò chuyện cùng những đứa trẻ khác. Các chuyên gia tâm lý về trẻ em khuyên phụ huynh nên cho con tham gia hoạt động có cấu trúc (được lên kế hoạch bởi người lớn) hoặc hoạt động phi cấu trúc (hoạt động tự do, thường do trẻ làm chủ).

Trong hoạt động phi cấu trúc, trẻ có thể đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, học cách quản lý nhóm. Ngược lại, tham gia hoạt động có Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog cấu trúc, trẻ sẽ khó nghe theo hướng dẫn của người khác nhưng đây là cách giúp các em hiểu rằng quy tắc là một phần của cuộc sống. Dù có khả năng lãnh đạo, các em cũng phải làm theo những quy tắc duy trì trật tự nhất định.

Ngoài ra, phụ huynh nên cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể dục để giải tỏa năng lượng. Sân chơi, trung tâm thể thao, câu lạc bộ tại trường học có thể là những khu vực giải trí an toàn, lành mạnh.

2. Trau dồi kỹ năng xã hội

Những đứa trẻ hướng ngoại có thể rất thân thiện với mọi người xung quanh. Bằng chứng là chúng xung phong được giới thiệu bản thân hoặc nhận trách nhiệm lãnh đạo nhóm nhưng có thể thiếu kỹ năng học tập xã hội vì mải nghĩ về bản thân. Trẻ có thể tỏ ra hung dữ, khó chịu khi thấy bạn hướng nội không phản ứng với hoạt động nhóm.

Một trong những vai trò của phụ huynh là hướng dẫn con về sự sẻ chia, đồng cảm với người khác, hiểu cách hành vi của chúng tác động đến người khác. Chẳng hạn, con kêu gọi bạn bè tẩy chay một người bạn khác, bạn phải can thiệp ngay lập tức và giúp con nhận ra giá trị của tình bạn, tinh thần đoàn kết. Dù con bạn nhận được nhiều sự chú ý nhất trong nhóm, hãy luôn dạy rằng: "Chia sẻ thể hiện sự quan tâm lẫn nhau. Con hãy giúp đỡ, để ý đến những bạn khác trong nhóm".

Ảnh: Istock.

Ảnh: Istock.

3. Công nhận điểm mạnh của trẻ

Trẻ hướng ngoại có sự tự tin cao hơn những đứa em khác, đây là một trong những ưu điểm. Nếu chứng kiến sự mạnh mẽ của con, bạn đừng ngại khen ngợi để duy trì động lực nhưng không để các em nảy sinh thói tự kiêu.

4. Tôn trọng sự khác biệt

Không chỉ công nhận ưu điểm của trẻ, cha mẹ hãy dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt của bạn bè xung quanh. Ví dụ, trong nhóm có những em tính cách hướng nội, thường tỏ ra rụt rè, ít nói. Những đứa trẻ hướng ngoại cho rằng bạn hướng nội là người không thân thiện nên xa lánh hoặc phớt lờ. Điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng và bao dung với người khác.

Dù trẻ thích chơi với những người có tính cách hướng ngoại như mình, bạn hãy khuyến khích con làm quen, mở lòng với những bạn hướng nội.

Mục tiêu của việc này không phải để chứng minh con bạn là người giỏi hòa đồng mà khiến con tôn trọng sự khác biệt trong tính cách của mọi người. Tất cả trẻ em lớn lên và phát triển các kỹ năng xã hội bằng cách tương tác, học hỏi và thừa nhận những tính cách khác nhau.

5. An toàn là ưu tiên hàng đầu

Trẻ em được dạy phải giữ an toàn cho bản thân nhưng trẻ hướng ngoại thường có xu hướng "thu hút" sự nguy hiểm vì bản tính thích khám phá và không ngại dấn thân. Những đứa trẻ hướng ngoại luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn bè và người khác có thể coi đây là điểm yếu để lợi dụng trẻ làm việc nguy hiểm thay cho mình như bắt nạt bạn bè, chơi trò mạo hiểm. Ngoài ra, vì tính cách thân thiện, hòa đồng, các em có thể kết giao với những người bạn xấu hoặc người lạ.

Là cha mẹ của trẻ hướng ngoại, bạn nên chú ý đến ranh giới giữa an toàn và phát huy tính cách. Hướng dẫn con cách đánh giá hoặc chọn bạn bè để chơi, cảnh giác trước nguy hiểm và cân nhắc khi tham gia hoạt động nguy hiểm.

Tú Anh (Theo She Knows )

Mourinho chọn đội hình trong mơ

Nhiệm kỳ đầu tiên ở Chelsea được xem là đậm dấu ấn chiến thuật nhất của Jose Mourinho suốt 20 năm Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog làm việc. Khi được tờ Marca cho chọn đội hình hay nhất từng làm việc cùng, nhà cầm quân người Bồ Đào Nha chọn bảy học trò trong giai đoạn này, gồm Petr Cech, John Terry, Ricardo Carvalho, William Gallas, Claude Makelele, Frank Lampard và Didier Drogba.

Một cầu thủ Chelsea nữa được Mourinho đưa vào đội hình trong mơ là Eden Hazard. Ngôi sao người Bỉ là hạt nhân chính giúp "The Blues" vô địch Ngoại hạng Anh mùa 2014-2015.

Trong hai năm rưỡi dẫn dắt Man Utd, Mourinho từng làm việc với nhiều cầu thủ được đánh giá là đẳng cấp thế giới như Pogba, Ibrahimovic, De Gea. Ảnh: Reuters.

Trong hai năm rưỡi dẫn dắt Man Utd, Mourinho từng làm việc với nhiều cầu thủ được đánh giá là đẳng cấp thế giới như Pogba, Ibrahimovic, De Gea. Ảnh: Reuters.

Chọn tám người Chelsea, nhưng Mourinho không chọn một cầu thủ Man Utd nào từng làm việc cùng. Trong hai năm rưỡi ở Old Trafford, "Người đặc biệt" có dịp huấn luyện nhiều ngôi sao đẳng cấp thế giới như Paul Pogba, David De Gea, nhưng ông không chọn ai.

Zlatan Ibrahimovic, tiền đạo từng chơi cho Mourinho cả trong màu áo Inter Milan lẫn Man Utd, cũng bị ông thầy sinh năm 1963 loại.

Inter là CLB giúp Mourinho lần thứ hai đoạt cú ăn ba cấp CLB, nhưng ông chỉ chọn đội trưởng của Nerazzurri mùa 2009-2020, Javier Zanetti vào đội hình hay nhất.

Cristiano Ronaldo là cầu thủ Man Utd duy nhất được Mourinho chọn, nhưng siêu sao người Bồ Đào Nha làm việc cùng ông thầy đồng hương ở Real Madrid, thay vì Manchester. Một ngôi sao Real khác được HLV Tottenham hiện tại chấm là Mesut Ozil.

Đội hình trong mơ của Mourinho

Petr Cech, Javier Zanetti, John Terry, Ricardo Carvalho, William Gallas; Claude Makelele, Frank Lampard, Mesut Ozil, Eden Hazard; Cristiano Ronaldo, Didier Drogba.

Thắng Nguyễn (theo Marca )